Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân - Tư vấn luật doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là gì ?  Căn cứ vào điều 183  luật doanh nghiệp 2014 , doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân  không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân  Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này để có sự lựa chọn đúng đắn. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở cá...

Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân

Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân là gì? Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân ra sao? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai? Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này. Căn cứ pháp lý: – Điều 183, 184, 185, 186, 187 Luật Doanh nghiệp 2014 – Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015. Về khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không có sự phân định độc lập. Vì thế, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Về người đại diện theo pháp luật: Chủ doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân Về các quyền và các hạn chế: Về quyền, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp (phải thông báo cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh) và bán doanh nghiệp Về các hạn chế, doanh nghiệp tư nhân không có quyền phá...

Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện công ty

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng sau: Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc; Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh  nghiệp. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn  thành lập văn phòng đại diện  để tránh việc phải ...

Đầu tư và doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật và phải dưới một hình thức pháp lý nhất định. Khi thành lập doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư phải lựa chọn một mô hình doanh nghiệp trong số những hình thức doanh nghiệp mà pháp luật hiện hành quy định. Nhà đầu tư có thể thành lập nhiều doanh nghiệp với các hình thức pháp lý khác nhau nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.  Luật sư tư vấn doanh nghiệp  công ty Luật sẽ tư vấn cụ thể cho Quý khách hàng về những vấn đề trên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và có sử dụng lao động làm thuê. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thì không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của tuyên bố doanh nghiệp bị...

Ai có quyền đăng ký thành lập công ty cổ phần theo quy định Luật doanh nghiệp?

Xu hướng hiện tại của doanh nghiệp đang đổ dồn vào loại hình công ty cổ phần. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nhân hiện nay lựa chọn thành lập công ty cổ phần ngày một nhiều. Nguyên nhân là bởi việc huy động vốn nhanh và dễ dàng để phục vụ các hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty. Cùng tìm hiểu về ưu điểm của loại hình này cũng như những chủ thể có quyền đăng ký thành lập là ai nhé! Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần Thứ nhất, tính cơ động cao: Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. Ai có quyền đăng ký thành lập công ty cổ phần theo quy định Luật doanh nghiệp? Thứ hai, khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.. Thứ ba, chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công...