Chuyển đến nội dung chính

Lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 là gì, làm ở đâu?

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ quan trọng cần phải có trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, hồ sơ du học, bổ sung hồ sơ xin việc,… Vậy, lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 là gì, làm ở đâu?

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ quan trọng

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ quan trọng

Thủ tục tư pháp là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục tư pháp là gì, bạn cần hiểu sơ qua tư pháp là gì. Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực của một nhà nước: lập pháp (ban hành pháp luật); hành pháp (thực thi pháp luật) và tư pháp (giũ gìn, bảo vệ pháp luật). Tại Việt Nam, tư pháp dùng để chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp (bộ tư pháp, sở tư pháp...)
Thủ tục tư pháp là hoạt động quản lý hành chính nội bộ trong các cơ quan tư pháp. Các hoạt động này bao gồm: hoạt động quản lý hành chính, điều hành công việc nội bộ như xây dựng, tổ chức bộ máy, quản lý điều hành cán bộ; quản lý công sản; tài chính ngân sách, văn thư giấy tờ.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là tài liệu do Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp. Trên phiếu sẽ cung cấp các thông tin chứng minh một cá nhân có hay không có các án tích, bản án hoặc các quyết định xử phạt của Tòa án; có đang bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?

Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại sau:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Theo điều 44 Luật lý lịch tư pháp có quy định:
a) Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
b) Sở Tư pháp thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp gồm những gì?

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (gồm lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2) cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- 1 tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu)
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu
- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú
- Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài).
Trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 phải nộp thêm văn bản ủy quyền (có công chứng nếu đương sự đang cư trú ở trong nước hoặc chứng nhận của cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài nếu đương sự đang cư trú ở nước ngoài); và CMND hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của đương sự thì không cần giấy ủy quyền.
Riêng cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải tự làm thủ tục chứ không được phép ủy quyền cho người khác làm.
Vậy là bạn đã biết được làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì, mời bạn đọc tiếp để biết lý lịch tư pháp có thể làm ở đâu.

Lý lịch tư pháp làm ở đâu?

- Nếu đang ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú.
- Nếu đã từng ở Việt Nam nhưng muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Làm lý lịch tư pháp Hà Nội tại:
  • SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  • Điện thoại: (024) 3354.6163 
  • Địa chỉ: Số 1B Trần Phú, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM:
  • SỞ TƯ PHÁP TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3829 0230
  • Địa chỉ: 141 - 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
Sở tư pháp Hà Nội
Sở tư pháp Hà Nội

Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu?

Thông thường, Phiếu lý lịch tư pháp sẽ được cấp sau khoảng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ; đối với người nước ngoài sẽ trễ hơn nhưng không quá 15 ngày. Riêng trường hợp đương sự là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, thì thời hạn không quá 20 ngày.

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?

Hiện nay chưa có quy định rõ ràng, thống nhất lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu mà sẽ được xét dựa trên quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.
Vì vậy, để biết chính xác lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu, bạn phải xác định được mình cần lý lịch tư pháp để sử dụng vào mục đích gì cũng như tùy vào quyết định của cơ quan, tổ chức liên quan.

Lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Hiện nay, phí làm lý lịch tư pháp​ được quy định như sau:
Ở Hà Nội:
- Người có hộ khẩu Hà Nội: 257.000VNĐ/hồ sơ
- Người có hộ khẩu ngoại tỉnh: 293.000VNĐ/hồ sơ.
Ở TPHCM:
- Người có hộ khẩu TP.HCM: 258.000VNĐ/hồ sơ
- Người có hộ khẩu ngoại tỉnh: 278.000VNĐ/hồ sơ
Lưu ý:
- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/lần.
- Nếu đương sự đề nghị cấp hơn 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì từ phiếu thứ 3 trở đi sẽ tính thêm lệ phí là 3.000 đồng/phiếu.
- Miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc diện được miễn hoặc giảm lệ phí, đương sự phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Làm lý lịch tư pháp trực tuyến là gì?

Hiện nay, bạn có thể đăng ký thông tin xin cấp lý lịch tư pháp online trước khi đến nộp hồ sơ bằng cách vào website: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home điền đầy đủ thông tin để lấy số hẹn. Sau đó khi đã có lịch hẹn, bạn mới mang hồ sơ trực tiếp đến nộp.
Hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin trực tuyến: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/share/huongdan/HDSD.pdf

Phiếu lý lịch tư pháp có những thông tin gì?

Lý lịch tư pháp số 1 là gì? Có những thông tin gì?

Các cá nhân cần xin lý lịch tư pháp khi có nhu cầu xin việc làm, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty ở Việt Nam. Đây cũng là giấy tờ cần thiết để giúp phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,... của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho:
- Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú trong nước;
- Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:
- Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
- Tình trạng án tích: Đối với người chưa vi phạm pháp luật hoặc đã được xóa án tích thì ghi “không có án tích”. Người đã vi phạm hoặc chưa đủ điều kiện để xóa án tích thì ghi là “có án tích” và nêu cụ thể nội dung án tích.
- Ngoài ra, nếu đương sự có yêu cầu thêm nội dung về việc đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp thì sẽ được ghi bổ sung trong phiếu.
Đối với hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài chỉ cần bổ sung phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để làm gì?

Phiếu lý lịch Tư pháp số 2 là văn bản cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân khi có nhu cầu nắm được nội dung về Lý lịch Tư pháp của bản thân mình. Bên cạnh đó, văn bản này cũng cần thiết trong hồ sơ định cư Mỹ cũng như visa hôn phu/thê.
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:
- Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
- Tình trạng án tích: Đối với người chưa bị kết án thì ghi “không có án tích”. Đối với người đã bị kết án thì ghi là “có án tích” và nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, quyết định của Tòa án.
- Thông tin cấm đảm nhiệm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”. Nếu bị cấm thì ghi thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
Phần cuối của Phiếu lý lịch tư pháp là họ tên người lập phiếu và chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký cùng con dấu.
Sau khi nhận được Phiếu lý lịch tư pháp, đương sự cần kiểm tra lại tất cả mọi thông tin xem đã chính xác chưa, nếu phát hiện có sự sai sót nào đó thì cần yêu cầu điều chỉnh ngay lập tức.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 làm ở đâu? Công dân Việt Nam có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đang thường trú hoặc tạm trú để được xét cấp.

Phiếu lí lịch tư pháp số 2


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viết đơn xin nghỉ việc như thế nào

Viết đơn xin nghỉ việc là việc bắt buộc mà người lao động nào cũng phải thực hiện khi muốn chấm dứt công việc. 1. Lý do cần viết đơn xin nghỉ việc Nghỉ việc đúng quy trình cùng mẫu đơn xin nghỉ việc hay kết hợp với cách viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp sẽ tạo cho công ty và các đồng nghiệp có ấn tượng tốt về bạn, đây cũng là một trong những điều thể hiện trình độ và cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên, mặt khác việc xin nghỉ cùng một lá đơn chuyên nghiệp giúp việc chấm dứt hợp đồng thuận tiện hơn, và quá trình nghỉ được nhanh chóng. Để nhận được lương và những hỗ trợ đúng như quy định của hợp đồng lao động thì việc xin nghỉ của bạn cần được đồng ý của người quản lý hay giám đốc, do đó hay khôn khéo trong việc lấy lý do. Người lao động muốn nghỉ nhưng tự ý nghỉ mà không có thông báo tới người sử dụng lao động được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ phải chịu phạt theo quy định. Lý do nghỉ việc luôn vô vàn như lý do khi bạn thuyết phục công ty ấy, doa...

Cách viết đơn xin nghỉ việc của công nhân

Việc viết đơn xin nghỉ việc là một công việc cần thiết của một người lao động để chấm dứt công việc. Vừa giúp nêu ra nguyên nhân, vừa giúp đảm bảo quyền lợi của mình trước doanh nghiệp. Để có thể viết được một tờ đơn chuyên nghiệp và đầy đủ nội dung cần thiết thì bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân , hoặc những mẫu đơn xin nghỉ việc của nhiều ngành nghề khác. Khi muốn xin nghỉ việc, chắc hẳn ai cũng đau đầu không biết nên viết đơn xin nghỉ việc như thế nào để có thể "đẹp lòng" cả đôi bên. Đơn xin nghỉ việc sẽ giúp bạn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp, sự tôn trọng với công ty và giúp cho quá trình nghỉ việc được thuận lợi và chuẩn mực hơn. Bài viết này là tổng hợp tất cả những điều bạn cần biết khi viết đơn xin nghỉ việc. 1.Các mẫu đơn xin nghỉ việc Bạn có thể tham khảo một số mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn dưới đây: Mẫu 1 =>Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu 2 =>Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu 3 =>Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu 4 =>Tải mẫu ...

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế cá nhân online

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tra cứu mã số thuế online vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần có một chiếc máy tính cho kết nối Internet thì bạn có thể tra cứu được các mã số thuế của mình hoặc của người khác. Các bước tra cứu mã số thuế online Bước 1 : Bạn nhập thông tin chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu vào khung bên dưới để tra cứu thông tin thuế cá nhân của mình nhé. Bước 2 : Nhập mã xác thực và nhấn tra cứu, Thông tin của bạn sẽ được hiện ra như bên dưới. Khi nhập thông tin xong, bạn sẽ nhận được thông tin như bên dưới nhé. ==> Để tra cứu thông tin mã số thuế cá nhân thì bạn truy cập tại đây . Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thuế TNCN là là khoản tiền mà người có thu nhập từ tổng các nguồn thu khác nhau để nộp vào ngân sách nhà nước. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân góp phần xây dựng đất nước phồn vinh hơn. Mã số thuế cá nhân là gì? “Mã số thuế cá nhân là một mã số thuế duy nhất với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân đó. Việc đăng ...